4 điều bạn cần học ngay từ Upstream để cuộc đời không xuống đáy sau tuổi 30

Những ngày này, Upstream (Ngược dòng cuộc đời) đang thu hút nhiều sự chú ý của khán giả Việt. Phim kể về hành trình làm lại cuộc đời ở tuổi U50 của Cao Chí Lũy – một lập trình viên cấp cao bất ngờ bị sa thải sau 11 năm cống hiến cho tập đoàn lớn. 

Upstream phơi bày hiện thực thị trường lao động đầy khắc nghiệt của nhân sự trung niên với những góc nhìn sâu sắc, đáng suy ngẫm. Bên cạnh đó, bộ phim còn gửi gắm nhiều thông điệp tài chính đầy mạnh mẽ từ cuộc đời của nhân vật Cao Chí Luỹ – một người từng có cuộc sống dư dả nhưng nhanh chóng lao dốc chỉ vì đột ngột bị cho sa thải.

4 điều bạn cần học ngay từ Upstream để cuộc đời không xuống đáy sau tuổi 30- Ảnh 1.

Upstream gửi gắm nhiều thông điệp tài chính đáng nhớ từ câu chuyện cuộc đời của nhân vật Cao Chí Luỹ

1/ Dù lương cao đến đâu cũng phải có quỹ dự phòng

Mất việc ở tuổi 50, Cao Chí Luỹ đối mặt với hàng loạt áp lực cơm áo gạo tiền, sau đó phải chuyển sang làm nhân viên giao hàng – một công việc mà anh từng cho rằng không phù hợp với vị trí cũ là quản lý.

Cha mang bệnh nặng cần tiền điều trị lớn, lãi vay ngân hàng để trả nợ mua nhà, con đang học trường tư,… từng khoản tiền giống như những cú ráng dồn dập lên chiếc ví vốn đã vô cùng mong manh của Cao Chí Luỹ. Sau đó, để giảm bớt áp lực tài chính, Cao Chí Luỹ phải bán căn nhà lớn, vốn là niềm tự hào của anh.

Theo dõi câu chuyện của Cao Chí Luỹ nhiều người cũng phải tự hỏi: Tại sao một người từng làm đến quản lý tại tập đoàn lớn, mức lương cao lại bị quật ngã chỉ sau một lần bị sa thải?

Trường hợp tương tự Cao Chí Luỹ trong cuộc sống này là không hiếm. Có được mức lương đáng tự hào, nhiều người rơi vào bẫy tin tưởng vào màu hồng của cuộc sống, dẫn đến không có quỹ dự phòng cho những trường hợp biến cố.

Chỉ một lần bị sa thải, công việc kinh doanh không ổn định, hay gia đình có người mắc bạo bệnh,… cũng đủ để họ biến nỗ lực của mấy năm làm việc tan thành mây khói. Hãy luôn có sự chuẩn bị tài chính cho mọi biến cố. Với sự khó lường của cuộc sống và chi phí ngày càng tăng, việc bảo vệ bản thân và những người thân yêu trước những rủi ro khó lường là điều cần thiết. Chắc chắn bạn sẽ không muốn trở thành Cao Chí Luỹ tiếp theo.

4 điều bạn cần học ngay từ Upstream để cuộc đời không xuống đáy sau tuổi 30- Ảnh 2.

Dù làm đến chức quản lý nhưng Cao Chí Luỹ không có kế hoạch dự phòng cho biến cố tài chính

2/ Sống đúng với khả năng tài chính của mình

Trước khi nghỉ việc, Cao Chí Luỹ kiếm được rất nhiều tiền nhưng anh tiêu cũng ác không kém. Anh sẵn sàng vay khoản nợ lớn để có được căn nhà lớn cho gia đình giữa thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đắt đỏ. Căn nhà vừa là niềm tự hào, song cũng là gánh nặng đè lên vai anh mỗi anh.

Để trả nợ mua nhà và cho gia đình mình hưởng thụ nhiều điều kiện tiện nghi khác, Cao Chí Luỹ làm việc cật lực, không dám nghỉ ngơi dẫn đến mắc bệnh tiểu đường. Để gia đình sống trong căn nhà to nhưng bản thân mang bệnh nặng, cái giá này có đáng hay không? Và khi lãnh đạo ra quyết định sa thải, căn nhà lại trở thành áp lực khiến mỗi ngày của Cao Chí Luỹ nặng nề vì nỗi lo, lấy đâu ra tiền để trả nợ ngân hàng?

Sống trong nhà to, mua được hàng hiệu đắt đỏ,… thì ai cũng thích. Nhưng để có được tài sản lớn mà đánh đổi biết bao áp lực thì chỉ khiến cả sức khoẻ tinh thần và tài chính của bạn đi xuống. Lý tưởng nhất là bạn nên mua một căn nhà hoặc bất kỳ tài sản nào khác,… phù hợp với thu nhập và bản kế hoạch dự phòng nếu chẳng may lương giảm mạnh, sau đó hãy học cách trân trọng với những thứ mình nỗ lực đạt được. 

4 điều bạn cần học ngay từ Upstream để cuộc đời không xuống đáy sau tuổi 30- Ảnh 3.

Hãy sống đúng với khả năng tài chính của bạn

3/ Nên mua bảo hiểm càng sớm càng tốt

Một trong những tình tiết tạo nên bước ngoặt của bộ phim là khi bố của nhân vật Cao Chí Luỹ lâm vào bạo bệnh, cả gia đình phải dốc gần như toàn bộ tiền tiết kiệm để thanh toán viện phí. Dẫu vậy họ còn không đủ tiền đi phục hồi chức năng cho ông. Ngoài ra, cũng vì hoá đơn viện phí khổng lồ của bố, Cao Chí Luỹ buộc phải phải chấp nhận khoản tiền bồi thường rẻ mạt mà phía công ty đưa ra. Lúc này nếu bố Cao Chí Luỹ có bảo hiểm thì có lẽ tài chính của gia đình đã không đi xuống nhanh đến vậy.

Không chỉ là một sự đảm bảo an toàn thì khi mua bảo hiểm, tiền của bạn cũng có thể dùng như một khoản đầu tư để sinh lời trong tương lai. Khi bạn còn trẻ, khả năng bị ốm hoặc mắc bệnh sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, sức khỏe và khả năng miễn dịch sẽ dần suy giảm theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các công ty bảo hiểm từ chối đơn bảo hiểm dựa trên yếu tố rủi ro. Vì vậy, hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế của bạn có khả năng bị từ chối thấp hơn khi đăng ký sớm.

4 điều bạn cần học ngay từ Upstream để cuộc đời không xuống đáy sau tuổi 30- Ảnh 4.

Bảo hiểm sẽ giúp đỡ gia đình bạn rất nhiều khi cả nhà gặp biến cố

4/ Đa dạng thu nhập càng sớm càng tốt

Từ quản lý cấp cao bị sa thải ở tuổi 45, đi rải CV nhưng không được nhận vì tuổi già cho đến phải đi làm shipper để kiếm tiền mưu sinh – Câu chuyện của Cao Chí Luỹ cho thấy hiện thực nghiệt ngã: Không ai trong công ty là không thể bị thay thế.

Khi bạn còn trẻ, sức khoẻ và vẫn còn “cơ hội” quay đầu sau khi cống hiến lâu dài cho một công ty thì hãy cố gắng tìm kiếm nhiều hơn một nguồn thu nhập khác cho mình. Giữa những năm mà bão sa thải và kinh tế khó khăn đang là chủ đề nói chuyện của mọi người, đâu có ai có thể khẳng định chắc chắn rằng mình có thể không là “người bị loại”?

Đa dạng nguồn thu nhập còn nhấn mạnh vào tính phong phú, đòi hỏi danh mục các nguồn thu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vì khi có sự khác biệt rõ ràng giữa các nguồn thu nhập thì nó mới phát huy tác dụng chống rủi ro.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *