Người mẹ vô tình đẩy con vào chỗ tồi tệ nhất vì Tết lì xì 1 căn nhà và dặn 9 chữ


Có những điều mẹ cho con tưởng là tốt nhưng thực chất đang đẩy bạn vào ngõ cụt của đời người.

*Câu chuyện được chính Yên Đan (35 tuổi, ở Bắc Kinh, Trung Quốc) chia sẻ trên Weibo nhận về nhiều sự quan tâm từ netizen.

Tôi đã vào đường cùng thật rồi, 35 tuổi tôi nhận ra mình chẳng quyết định nổi thứ gì trong cuộc đời, cái gì cũng không biết. Hôm nay, bác sĩ hỏi tôi có quyết định cho mẹ mổ hay điều trị thêm một thời gian nữa để theo dõi mà tôi không có câu trả lời, phải chờ anh hai nghe máy để quyết định. Anh ấy đang đi công tác. Tôi không phải là một đứa trẻ mà đã U40 rồi đó. 

Tôi chợt nhận ra, từ trước đến nay mẹ luôn là người quyết định, tôi chưa bao giờ có chính kiến cho cuộc đời mình. Thế nên, lúc người thân gặp chuyện, tôi cũng không giúp họ được. Cảm giác lúc này của tôi là tuyệt vọng đến cùng cực. Cứ như bản thân đang bị đẩy vào đường cùng, sẽ chết nghẹt nếu chẳng có mẹ hay anh hai ở bên. 

Là mẹ tôi hay tôi đã sai!

Ngày bé khi đi học, chính mẹ là người chọn trường, chọn lớp. Lên cấp 2, mẹ vẫn là người chọn quần áo mặc đến trường mỗi sáng cho tôi. Năm học cấp 3, tôi chơi với người bạn nào, học thêm bộ môn nào cũng đều là bởi mẹ thích, mẹ thấy phù hợp! Chẳng phải tôi không biết mình thích gì nhưng tôi sợ, tôi sợ nói ra mẹ lại gạt ngay đi. Tôi còn nhớ, có lần tôi bảo thích học võ, mẹ liền đưa tôi đi học múa, vì theo bà con gái thì nên học múa. 

Thế rồi, tôi cứ sống như một con thú nhồi bông của mẹ. Mẹ bảo gì làm nấy. Lâu lắm rồi, tôi không nhớ cảm giác biết mình thích gì và tự làm gì nữa.

Tôi không phủ nhận những điều mẹ làm đều là muốn tốt cho tôi, nhưng mẹ à, có những điều mẹ nói là tốt nhưng với con, nó tiêu cực cực kỳ. Ở đời, mình muốn cho ai đó thứ gì, phải hỏi người ta có cần không chứ, kể cả con gái mình. Con là con của mẹ chứ không phải phiên bản mà mẹ mong muốn. Đã rất nhiều lần, tôi muốn nói với mẹ như thế nhưng lại sợ. 

Thế rồi, mãi cho đến năm 25 tuổi, tôi vẫn như một con búp bê trong tủ kính. Bạn bè nhìn vào đều ngưỡng mộ, nhưng tôi thì không. Tôi thèm khát cuộc sống tự do, được quyền tự quyết định như mọi người. Tôi chán ghét cuộc sống của mình, chán luôn cả bản thân.

Người mẹ vô tình đẩy con vào chỗ tồi tệ nhất vì Tết lì xì 1 căn nhà và dặn 9 chữ- Ảnh 1.

Mẹ chưa bao giờ hiểu cho Yên Đan mà luôn bắt cô làm theo ý mình. Ảnh minh họa.

Lúc này, mẹ cho tôi đi du học 2 năm. Theo lời mẹ, tôi đến một đất nước xa xôi. Ở đây, tôi ở tuổi 26, lần đầu được tự quyết định mua chiếc cốc màu gì, ăn giờ nào, đi ra ngoài mặc quần áo gì,…. Tôi có cảm giác như mình chỉ vừa mới bắt đầu được sống ở tuổi 26.

Tại đây, tôi cũng có mối tình đầu. Sau 1 năm yêu, mẹ tôi nghe tin đã ngay lập tức đến chỗ ở của tôi, yêu cầu cả hai phải chia tay và đón tôi về nước, mặc tôi van xin, khóc lóc. Quãng thời gian đó, tôi cứ nghĩ mình như trầm cảm đến nơi, ngày nào cũng âu sầu, buồn bã,… 

Thế rồi chẳng bao lâu sau khi về nước, tôi lại tiếp tục được mẹ lựa chọn cho cho một anh người yêu, con trai bạn mẹ. Và thế là, dù chẳng có tình cảm nhưng tôi vẫn cố gắng chịu đựng theo lời mẹ. Thế nhưng, khi chúng tôi sắp sửa nên duyên vợ chồng thì gia đình anh ấy phá sản. Mẹ tôi quay ngoắt 180 độ, và nói không thể xa con gái để tôi không phải gả vào nhà đó nữa.

Tôi cũng thở phào nhẹ nhõm…

Thế là, từ năm 28 tuổi đến nay. Ngoài việc đi học, đi làm ở công ty gia đình thì cuộc đời tôi nói chung khá nhàm chán. Tôi không thiếu tiền, có lần mẹ chuyển khoản cho tôi khoảng 290 nghìn nhân dân tệ (khoảng 1 tỷ đồng) vì nghe tôi bảo cần tiền mua đồ đi du lịch cùng công ty. 

Công việc cũng nhàn hạ, cũng chẳng ai dám làm khó tôi. Mẹ tôi cũng chả mong tôi sau này sẽ tiếp quản cơ ngơi mà nhường cho anh hai. Ý định của mẹ tôi sau này sẽ là để cho tôi thừa kế vài ba cơ nghiệp của gia đình, lấy tiền đó và ăn tiêu.

Tết năm nào, bà ấy cũng lì xì tôi có năm là một căn nhà, có khi là một miếng đất,… và dặn dò: “Con không cần phải làm gì, mẹ lo hết”. 

Người mẹ vô tình đẩy con vào chỗ tồi tệ nhất vì Tết lì xì 1 căn nhà và dặn 9 chữ- Ảnh 2.

Cô thấy đời mình cứ như đang buôi xuôi, đi vào đường cùng. Ảnh minh họa.

Thế mà, tôi chẳng bao giờ thấy đủ đầy, lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn, tù túng và chưa từng có cảm giác vui vẻ, chứ chưa nói đến hạnh phúc.

Cho đến hôm nay, khi anh cả đang bận đi công tác nước ngoài, chỉ còn tôi ở nhà, mẹ đột ngột ngã quỵ nhập viện. Tôi – một người phụ nữ trưởng thành – 35 tuổi phân vân như một đứa trẻ. Rồi tôi ngồi nghĩ đến cảnh mẹ tôi bị làm sao, sau này đời tôi sẽ như thế nào khi không có mẹ,… Một ngàn trăn trở…

Tôi thấy mình như đường cùng ở tuổi 35. Ngoài mẹ ra, tôi chẳng có nổi một người bạn thân thiết, người yêu hay chồng cũng không luôn.

Sau khi câu chuyện của Yên Đan được chia sẻ lên mạng xã hội, những topic dạng như ai là người sai trong câu chuyện này hay chia sẻ về cách dạy con, những sai lầm khi dạy con gắn liền với câu chuyện được Yên Đan,… xuất hiện nhan nhản.

Nhiều người cho hay chuyện các ông bố, bà mẹ bảo bọc con cái quá mức như trường hợp của mẹ Yên Đan xưa nay không hiếm. Tuy nhiên, quá mức như vậy sẽ vô tình khiến con trở thành những “con búp bê di động”, phản tác dụng biến những đứa trẻ trở nên tồi tệ hơn như trường hợp của cô gái nêu trên.

Song, 35 tuổi cũng chưa phải là quá muộn để thay đổi. Yên Đan có thể bắt đầu lại ngay từ bây giờ, làm những điều mình muốn, phát triển bản thân nhiều hơn. Nếu nhìn một cách tích cực, đây cũng có thể được xem như là một bước ngoặt giúp Yên Đan sống cuộc đời mới tốt hơn, và càng may mắn hơn khi cô nhận ra vấn đề của bản thân, để thay đổi.

Có thể, sau biến cố này, mẹ cô cũng sẽ thay đổi, không còn bảo bọc con gái quá mức như trước đây.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *