Mặc kệ mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, thế nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Ngày 18 tháng 5 năm 2025, Tạp chí Thanh niên Việt đã đăng tải tin “Mặc kệ mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, thế nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng”. Nội dung như sau:
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi vật vã trên bàn sinh, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những cơn co thắt dồn dập kéo đến khiến tôi nghẹt thở. Chồng tôi nắm chặt tay tôi, mắt đỏ hoe. Tôi thương chồng, thương con và thương chính bản thân mình.
Trước đó, khi tôi nhập viện, chồng đã gọi điện thông báo. Với chồng tôi chỉ đơn giản là thông báo vì suốt thai kỳ của tôi, mẹ anh chưa từng hỏi han nửa lời. Đúng như những gì chồng tôi đã lường trước bà chỉ lạnh lùng Tôi cố gạt nước mắt, cam chịu, chấp nhận nhưng không có nghĩa là không có chút hy vọng ở bà. Nhưng khi con chào đời, cả gia đình chồng im hơi lặng tiếng. Không một cuộc gọi, không một tin nhắn hỏi thăm.
Những ngày ở viện, tôi một mình xoay xở, vừa đau đớn vết mổ, vừa bối rối khi lần đầu làm mẹ. Bạn bè và người thân bên ngoại đến thăm, ai cũng ngạc nhiên: “Sao nhà chồng không ai qua chăm?” Tôi cười gượng, nói dối rằng bà bận việc, nhưng trong lòng quặn thắt.
Về nhà, tôi như rơi vào cuộc chiến không hồi kết. Con quấy đêm, tôi thức trắng. Sữa không đủ, tôi vật lộn với từng cữ bú. Chồng đi làm cả ngày, chỉ có tôi và con trong căn phòng yên lặng. Thỉnh thoảng, chồng gượng gạo nói: “Mẹ hỏi thăm cháu đấy”, nhưng tôi biết đó chỉ là lời an ủi. Bà chưa bao giờ gọi trực tiếp, chưa một lần hỏi xem cháu thế nào.

Mẹ đẻ tôi ở xa, nghe tin vội bỏ việc lên chăm cháu. Bà ôm tôi khóc: “Sao mày khổ thế này hả con ơi!” Tôi không khóc, chỉ cắn chặt môi, tự nhủ phải mạnh mẽ vì con.
Thời gian trôi qua, con tôi dần cứng cáp. Nhìn thằng bé bi bô gọi “ba”, tôi nghĩ, dù sao nó cũng là cháu nội của nhà chồng. Tôi không muốn con lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương từ ông bà nội. Vì thế, dù lòng còn tủi, tôi vẫn nói với chồng: “Anh đưa con về thăm ông bà đi”.
Lần đầu tiên con về nhà nội, tôi dặn chồng đủ thứ: nào quần áo, sữa, đồ chơi… nhưng bản thân tôi không đi theo. Không phải vì hận, mà vì tôi và bà có lẽ khó mà nhìn nổi mặt nhau sau quá nhiều mâu thuẫn.
Tôi nghĩ rằng bản thân mình như vậy chẳng có gì sai, thay vì hận thù, lôi con ra làm bình phong thì tôi chỉ muốn mâu thuẫn dừng lại ở người lớn. Thế nhưng làm thế nào cũng không vừa lòng được mẹ chồng mình.
Một hôm, chồng tôi về, mặt nặng trĩu. Anh ngập ngừng: “Mẹ bảo… mẹ không muốn mình đưa cháu về nữa.”
Tôi ngỡ ngàng: “Tại sao?”
Chồng thở dài: “Mẹ sợ mình có ý đồ. Bảo rằng mình đưa cháu về để sau này tranh giành nhà cửa, đất đai.”
Tôi đứng lặng người, như bị ai đó tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Tôi đã cố gạt bỏ quá khứ, mở lòng vì con, nhưng hóa ra, trong mắt mẹ chồng, tôi chỉ là một kẻ tham lam, toan tính?
Tôi không hiểu nổi tại sao bà lại nghĩ như vậy. Nhà chồng tôi không giàu có gì nếu không muốn nói thẳng ra chả có gì ngoài miếng đất ở quê, tôi cũng chưa bao giờ đòi hỏi gì từ họ. Tất cả những gì tôi muốn chỉ là đứa con bé bỏng của mình được nhận tình thương từ ông bà nội.
Chồng tôi cố gắng giải thích, nhưng bà nhất quyết không nghe. Bà còn nói với họ hàng rằng tôi “dụ cháu về để lấy lòng, mưu đồ chiếm tài sản”.
Nhiều đêm, tôi trằn trọc, tự hỏi mình có nên cố gắng thêm lần nữa không. Hay cứ để mọi chuyện như vậy, để con lớn lên mà không có bà nội?
Tôi biết, dù có cố gắng đến đâu, cũng không thể thay đổi suy nghĩ của một người đã định kiến.
Có lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc. Tôi sẽ không cố níu kéo một mối quan hệ mà chỉ có mình mình nỗ lực. Nhưng tôi cũng sẽ không ngăn cản con được nhận tình thương từ bất kỳ ai, kể cả mẹ chồng tôi.
Nếu một ngày bà thực sự muốn gần cháu, tôi sẽ mở rộng cửa. Nhưng nếu bà vẫn khép lòng, thì cũng đành vậy… Vì trên đời này, có những thứ, dù là máu mủ, cũng không thể đánh đổi bằng sự chân thành.
Ngày 22 tháng 4 năm , báo VNExpress đã đăng tải tin “Bà nội không chịu chăm cháu, đùn đẩy cho bà ngoại”. Nội dung như sau:
Tôi 30 tuổi, chồng 33 tuổi, có một bé chín tháng tuổi, kết hôn gần được hai năm. Vợ chồng đều làm cơ quan nhà nước, lương tôi tám triệu đồng, lương chồng 5,5 triệu. Chồng tôi khéo dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, làm việc nhà nhưng vụng về trong chăm nuôi con. Ông bà nội ngoại đã về hưu, đều không làm công việc gì thêm. Nhà chồng có điều kiện, mẹ chồng có tiền. Sau khi kết hôn được hơn năm, ông bà nội xây nhà cho vợ chồng tôi ở riêng. Mẹ chồng không chăm cháu, ít khi xuống nhà thăm hay chơi với cháu, dù nhà vợ chồng tôi cách nội, ngoại bán kính 2-3 km đổ lại. Chỉ khi có việc xuống nhà tôi, bà mới vào chơi với cháu, chắc tháng có một lần bà qua.
Trước khi có con, bà nói là mỗi tháng cho bé nhà tôi 5 triệu phụ cấp đến khi bé được hai tuổi. Và đúng là khi tôi sinh con đến giờ, bà giữ đúng lời đã nói. Tôi luôn biết ơn bố mẹ chồng vì đã xây nhà cho chúng tôi ở riêng và phụ cấp nuôi con giúp vợ chồng tôi. Trước khi sinh, bố mẹ chồng đã nói ẩn ý là khuyên tôi nên về ngoại ở cữ, để mẹ đẻ tiện chăm sóc vì mẹ chồng nấu ăn rất dở. Lúc đó tôi nghĩ là không biết có phải ông bà sợ chăm con dâu đẻ mệt và phiền hay không.
Tôi ở nhà mẹ đẻ được một tháng thì chồng nằng nặc đòi mẹ con tôi về nội, thế là tôi về nội ở cữ tiếp. Về nội, có ông nội phụ tôi bồng cháu, đêm thì tôi tự chăm con, mẹ chồng không phụ tôi chăm con đêm một ngày nào nhưng ban ngày bà vẫn nấu cơm nước cho tôi. Nhiều lần bà cứ nói kiểu trêu trêu nếu ai hỏi sau này tôi đi làm thì để con ai trông, bà nội nói là đưa lên bà ngoại, mẹ tôi giờ mới có cháu sẽ rất vui và hạnh phúc nên ông bà nội nhường cho mẹ tôi trông. Tôi thầm hiểu trong bụng ý là mẹ chồng không muốn trông con cho chúng tôi. Tôi biết ý nên không bao giờ nhờ bà, nếu có việc cần đi đâu, tôi nhờ bố chồng bế con giúp.

Minh họa: AI
Đến khi đi làm lại, tôi đưa con lên ngoại nhờ mẹ đẻ giữ cháu. Bà ngoại cũng có tuổi rồi nhưng thương con thương cháu nên bà trông con giúp tôi rất kỹ, chăm cho cháu từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng cứ lúc nào bà ngoại mệt hay đau mỏi gì, bà nội lên thăm lại nói: “Bà ngoại ơi, nhanh khỏe để còn trông cháu, cho cháu ăn”. Lần nào cũng nói vậy khiến mẹ tôi phật ý và nói lại với tôi, ý mẹ là bà nội vụng nói sao không thể nói câu: “Bà nhanh khỏe, bà mệt thì để ông bà nội trông cháu thời gian để bà ngoại dưỡng bệnh”. Tôi nghe cũng thấy buồn trong lòng.
Tôi muốn thuê giúp việc để phụ mẹ nhưng bà không muốn, bảo trông cháu được, không ai trông bằng ông bà. Nhiều lúc tôi nghĩ tới việc bà nội không chăm cháu mà thấy buồn. Ai hỏi tôi sao nhà nội không giữ con giùm mà cứ đưa lên ngoại, tôi lại chả biết trả lời họ làm sao. Xin chia sẻ với quý anh chị độc giả và nhờ mọi người tư vấn giúp.