Từ ngày 12/5/2025, hệ thống Bảo hiểm xã hội chính thức tổ chức lại theo mô hình 34 khu vực trên toàn quốc.
Ngày 17/5/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát thông báo quan trọng tới người dân cả nước”. Nội dung như sau:
Trong nỗ lực cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ số, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) vừa phát đi thông báo quan trọng gửi đến toàn bộ người dân cả nước, khuyến khích việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình thông qua các nền tảng trực tuyến.
Từ ngày 12/5/2025, hệ thống BHXH chính thức tổ chức lại theo mô hình 34 khu vực trên toàn quốc. Cùng với sự kiện này, cơ quan BHXH đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bằng việc tích hợp tính năng nộp BHXH và BHYT trên các ứng dụng ngân hàng điện tử.
Theo đó, người dân có thể chủ động thực hiện các giao dịch đăng ký hoặc gia hạn bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế thông qua các ngân hàng lớn như Vietcombank (VCB), BIDV (BID), MB (MBB), Agribank và VietinBank (CTG).

Hướng dẫn nộp BHXH và BHYT qua ứng dụng ngân hàng
Quy trình đăng ký rất đơn giản, người dùng chỉ cần thao tác qua các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng của ngân hàng, tìm đến mục BHXH (tuỳ giao diện có thể nằm trong phần “Thanh toán” hoặc “Ngân sách Nhà nước”).
Bước 2: Chọn loại hình dịch vụ phù hợp như nộp BHXH tự nguyện hoặc gia hạn thẻ BHYT. Sau đó điền đầy đủ thông tin bao gồm: loại đối tượng nộp (cá nhân hoặc tổ chức), địa phương nơi đăng ký, số sổ BHXH hoặc mã số BHYT.
Bước 3: Kiểm tra thông tin và xác nhận thanh toán. Nhập mã OTP được gửi từ ngân hàng để hoàn tất giao dịch.
Trên ứng dụng VCB Digibank của Vietcombank, người dùng thực hiện theo hướng dẫn:
Bước 1: Vào mục “Ngân sách nhà nước” > chọn “Bảo hiểm xã hội”
Bước 2: Chọn thông tin địa phương và loại hình dịch vụ
Bước 3: Nhập số sổ BHXH/số thẻ BHYT và thời hạn muốn gia hạn (3, 6 hoặc 12 tháng)
Bước 4: Xác nhận thông tin và nhập mã OTP để hoàn tất
BHXH Việt Nam kỳ vọng rằng việc mở rộng các kênh tiếp cận dịch vụ trực tuyến sẽ giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tham gia chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, động thái này góp phần xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại, minh bạch và phù hợp với xu thế chuyển đổi số quốc gia.
Báo Tuổi Trẻ ngày 14/5 cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bảo hiểm xã hội Việt Nam có 34 bảo hiểm xã hội khu vực”. Cụ thể như sau:

Từ ngày 12-5-2025, bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo 34 bảo hiểm xã hội khu vực theo quyết định 1733/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 391/QĐ-BTC ngày 26-2-2025 của bộ trưởng Bộ Tài chính.
Về chức năng, nhiệm vụ, giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội khu vực, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan này sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
Theo quyết định 1733, các bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng và được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.
Những bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc bảo hiểm xã hội khu vực tiếp tục làm nhiệm vụ, quyền hạn trên địa bàn quản lý cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp lại, phù hợp với đơn vị hành chính cấp xã.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng kết thúc thanh tra chuyên ngành để thực hiện chức năng kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Danh sách tên, địa bàn quản lý và trụ sở chính của bảo hiểm xã hội khu vực trên cả nước:
Từ 1-3, sau khi hoạt động theo mô hình mới thuộc Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lại bảo hiểm xã hội 63 tỉnh thành còn 35 khu vực, với 35 trụ sở chính đặt tại các địa phương.
Bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc bảo hiểm xã hội khu vực, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng song không quá 350 đơn vị. Bảo hiểm xã hội cấp huyện không tổ chức bộ máy bên trong.