Dòng họ ‘chân mệnh thiên tử’, nhiều vua nhất lịch sử Việt Nam: Hiện vẫn là 1 trong 3 họ lớn nhất

Thời kỳ phong kiến của nước ta được mở ra với sự kiện năm 938 khi Ngô Quyền lãnh đạo quân ta chiến thắng quan Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Đây là dấu mốc chấm dứt 1000 năm 1000 năm Bắc thuộc ở nước ta. Sau sự kiện lịch sử này, Ngô Quyền chính thức lên ngôi và trở thành vị vua đầu tiên. Nước Việt đã trải qua nhiều triều đại với sự trị vì của nhiều vị vua khác nhau. Trong đó, thời gian trị vì lâu nhất thuộc về dòng họ Lê với tổng thời gian là 390 năm, thuộc hai triều đại là Nhà Tiền Lê (980 – 1009) và nhà Hậu Lê (1428 – 1789).

Trong lịch sử phong kiến của nước ta, hai triều đại ít vua nhất là nhà Đinh và nhà Hồ (mỗi triều đại này chỉ có 2 vị vua). 7 năm là khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ và chính là triều đại ngắn nhất. Cả hai vị vua của triều đại này đều qua đời ở nước ngoài.

Quay lại với dòng họ Lê, sách Việt Nam Sử Lược ghi lại rằng khu vực Thanh Hóa hiện nay chính là nơi khởi phát của cả nhà Tiền Lê và Hậu Lê. Vị vua mở đầu cho nhà Tiền Lê là Lê Hoàn. Trong khi đó, với nhà Hậu Lê, vị vua mở đầu là Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Họ Lê cũng chính là dòng họ có nhiều người làm vua nhất Việt Nam với tổng số là 31 người. Nhà Tiền Lê có 3 vị vua còn nhà Hậu Lê có tất cả 28 vị vua trị vì.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, dòng họ Lê có nhiều người làm vua nhất.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, dòng họ Lê có nhiều người làm vua nhất.

Vị vua có thời gian trị vì lâu nhất mang họ Lê là Lê Hiển Tông. Ông lên ngai vàng từ năm 1740 và giữ ngôi trong suốt 46 năm (đến năm 1786). Tuy nhiên, vai trò của vua Lê trong giai đoạn này không được thể hiện rõ ràng. Nguyên nhân là do quyền lực của chúa Trịnh lấn át.

Vị vua họ Lê có thời gian trị vì ngắn nhất là Lê Long Việt (tức Lê Trung Tông, là con trai của vua Lê Đại Hành). 3 ngày là thời gian trị vì đất nước ngắn ngủi của vị vua này. Sau đó, ông bị chính em trai của mình là Lê Long Đĩnh lật đổ, cướp ngôi vua.

Sách “Lịch triều hiến chương loại ch”” ghi lại rằng, trong nhà Hậu Lê, Lê Thần Tông là vị vua có 4 người con làm vua (Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông và Lê Hy Tông).

Trong dân gian có câu: “Nợ như Chúa Chổm” dùng để chỉ những người nợ tiền nhiều mà không thể trả. Chúa Chổm trong câu nói này chính là biệt danh của một vị vua nhà Lê. Đó là Lê Trang Tông. Ngày nhỏ, ông có tính cách phóng khoáng, thích lưu lạc trong dân gian. Ông nợ nần ở khắp nơi, không thể trả nổi. Về sau, Lê Trang Tông được Nguyễn Kim đưa lên làm vua. Đây chính là vị vua đầu tiên của thời Lê trung hưng.

Sử sách ghi lại rằng về nguồn gốc, họ Lê là dòng họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt. Dòng họ này đã định cư ở đất Ninh Bình và Thanh Hóa từ rất lâu. Các vị vua và nhanh nhân mang họ Lê, các vị thủy tổ chi phái của họ Lê ở nước ta đều xuất xứ trên đất Lạc Việt, không có ai đến từ Trung Hoa.

Vào năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hai vị vua họ Lê là Lê Hoàn và Lê Lợi vào danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu của Việt Nam theo thứ tự thời gian.

Hiện nay, họ Lê vẫn là 1 trong 3 họ lớn nhất Việt Nam. Theo bài viết trên trang tin của Đài Tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, có hơn 9,12 triệu người Việt mang họ Lê (chiếm 8,9% dân số nước ta).

Dòng họ lớn nhất Việt Nam hiện nay là họ Nguyễn với khoảng 36,8 triệu người mang họ này (chiếm 31,5% dân số nước ta). Đứng thứ hai là họ Trần với khoảng 11,6 triệu người (chiếm 10,9%).

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *