Không phải người hay “đi muộn, về sớm”, đây là 4 kiểu NHÂN VIÊN mà lãnh đạo muốn sa thải càng sớm càng tốt

Đối với nhiều nhà lãnh đạo trong công ty, họ luôn có cái nhìn rõ ràng về từng nhân viên từ hành vi, thái độ, giá trị làm việc,… Nếu một nhân viên đi ngược lại với những yếu tố trên, người đó có thể trở thành gánh nặng cho tập thể, trở thành những kiểu nhân viên mà nhiều nhà lãnh đạo muốn sa thải.

1. Nhân viên chỉ thích làm việc một mình

Trong nhiều công ty, có một số nhân viên không thích làm việc nhóm. Họ luôn muốn tự làm mọi thứ, ngại chia sẻ ý tưởng và không tham gia thảo luận, giữ im lặng trong các cuộc họp.

Theo các chuyên gia tâm lý, những người thích làm việc một mình thường tự tin thái quá và có nhu cầu kiểm soát mọi thứ. Họ không tin vào sức mạnh tập thể, đánh giá thấp giá trị của sự phối hợp. Do đó, kiểu nhân viên này dễ khiến công việc chung bị chệch hướng. Về lâu dài, họ không giúp ích cho tổ chức mà có thể trở thành gánh nặng.

Không phải người hay "đi muộn, về sớm", đây là 4 kiểu NHÂN VIÊN mà lãnh đạo muốn sa thải càng sớm càng tốt- Ảnh 1.

Dù những người này có thể sở hữu năng lực làm việc tốt nhưng họ lại gây trở ngại cho việc hợp tác giữa các thành viên trong công ty. Đây là kiểu nhân viên dễ tạo cảm giác mất lòng tin, làm gián đoạn dòng thông tin nội bộ và khiến khiến những công việc nhóm được thực hiện kém hiệu quả, làm chậm tiến độ công việc.

Chẳng hạn, Google từng làm một nghiên cứu lớn mang tên “Aristotle”. Kết quả của dự án này cho thấy “chìa khóa” tạo nên sự thành công của nhóm dựa vào khả năng hợp tác giữa các thành viên, không phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng thành viên.

2. Nhân viên có sự gắn bó thân thiết với sếp cũ

Khi nhiều công ty thay đổi lãnh đạo, một số nhân viên không chấp nhận điều đó. Nhiều người vẫn lựa chọn trung thành với sếp cũ, không chịu hợp tác với lãnh đạo mới.

Thậm chí, kiểu nhân viên này có thể cố tình tìm cách phản đối, thậm chí công khai đối đầu với sếp mới. Họ thường nhắc lại thời kỳ trước khi sếp cũ còn làm việc tại công ty. Đồng thời, kiểu nhân viên này cũng không muốn thay đổi cách làm việc cũ.

Chẳng hạn, một Giám đốc kỹ thuật tên K sau khi nhậm chức bỗng phát hiện Phó giám đốc không ủng hộ mình. Vị Phó giám đốc này thường xuyên than phiền, kéo thêm 2 nhân viên khác cùng thể hiện sự chống đối. Họ không tham dự các cuộc họp đúng giờ, viện lý do để trì hoãn công việc và thường nhắc đến lãnh đạo cũ như một hình mẫu.

Anh K đã cảnh báo rõ ràng và bày tỏ: “Ai không chịu hợp tác làm việc có thể lựa chọn ra đi”. Sau cùng, vị Phó giám đốc kia cũng chủ động từ chức. Kiểu nhân viên này sẽ ảnh hưởng đến sự đoàn kết, làm giảm hiệu quả công việc, gây suy yếu quyền quản lý của lãnh đạo mới.

3. Nhân viên cũ thiếu tinh thần đổi mới

Một số nhân viên lâu năm trong công ty thường được xem là trụ cột. Họ hiểu rõ quy trình làm việc và quen thuộc với văn hóa công ty. Nhưng đôi khi, kiểu nhân viên này lại là rào cản. Một số nhân viên lâu năm ngại thay đổi, không chịu học hỏi kỹ năng mới và luôn dựa vào kinh nghiệm cũ.

Những người như vậy làm chậm bước tiến của tổ chức. Họ khiến công ty tụt lại phía sau. Chẳng hạn, Netflix từng là công ty cho thuê băng đĩa nhưng họ đã nhanh chóng áp dụng mô hình “chọn phim trực tuyến, giao hàng qua thư ngoại tuyến”, phá vỡ quy tắc cho thuê theo số lượng của nhà phát hành phim Blockbuster.

Không phải người hay "đi muộn, về sớm", đây là 4 kiểu NHÂN VIÊN mà lãnh đạo muốn sa thải càng sớm càng tốt- Ảnh 2.

Đồng thời, Netflix còn cho ra mắt dịch vụ đăng ký hàng tháng, nơi người dùng có thể thuê phim tùy ý mà không bị phạt quá hạn. Sự đổi mới này nhanh chóng được thị trường công nhận, khối lượng kinh doanh và số lượng người dùng của Netflix cũng tăng trưởng đáng kể.

Cùng lúc đó, nhân sự tại Blockbuster vẫn cố chấp bám vào mô hình thị trường của mình. Họ tin rằng đây là mô hình đã được sử dụng hiệu quả trong nhiều năm, được thị trường kiểm chứng nhanh chóng. Kết quả, nhà phát hành phim Blockbuster phá sản trong khi Netflix ngày càng phát triển cho tới hiện nay.

4. Nhân viên không phù hợp với giá trị công ty

Giá trị công ty là nền tảng cốt lõi, định hướng cho toàn bộ tổ chức. Nếu một người có tư duy trái ngược với giá trị công ty, người đó sẽ gây nguy hiểm. Người này có thể giỏi nhưng nếu không chia sẻ cùng mục tiêu, họ dễ trở thành “ung thư” tổ chức.

CEO Tập đoàn Microsoft Satya Nadella từng mạnh tay thay đổi giá trị doanh nghiệp. Ông sa thải nhiều quản lý có hiệu suất cao nhưng không phù hợp giá trị công ty. Kết quả là Tập đoàn Microsoft phát triển mạnh. Giá trị thị trường tăng lên hơn 3.000 tỷ USD ở thởi điểm đó.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *