Lợn hay chồng quan trọng?

Ai đã từng qua thời kỳ bao cấp mới hiểu, con người thời bao cấp thiếu thốn đủ. thứ. Tiêu chuẩn tem phiếu thịt lợn mỗi tháng của cán bộ chỉ có hai lạng rưỡi.

Lợn hay chồng quan trọng?
Ảnh minh họa


<!– Composite End –>

Hai lạng rưỡi dùng trong cả tháng. Ngày đó để cải thiện cuộc sống không ai bảo ai đua nhau chăn nuôi lợn, gà, chim… Lợn sống cùng người ở cả nhà tầng. tiết kiệm từng chút nước gạo, nước rửa bát, cơm cháy làm thức ăn nuôi lợn. Nhiều người liên kết với những nhà ăn tập thể hay những gia đình không nuôi lợn đặt chậu sành nhận chút cơm thừa canh cặn rồi dùng xe đạp đến lấy. Lợn là cứu tinh cứu tinh cho cuộc sống của nhiều gia đình.

***

Xóm tập thể vách cót lợp giấy dầu Kim Liên chúng tôi hồi đó có chị Hà cán bộ làm ở phòng hành chính công ty Cấp Thoát Nước cũng nuôi lợn như mọi người. Chị dựng chiếc chuồng nhỏ trước nhà và nuôi hai chú lợn. Sáng sáng chị dậy rất sớm vớt bèo tây từ hồ về băm nấu với nước gạo cóp nhặt từ nhà ăn tập thể. Chiều tối lại đạp xe chở hai chiếc thùng chắt cặn nước cơm, nước rửa bát từ các chậu gửi về nuôi lợn. Đêm đêm túi bụi băm bèo nấu cám. Ngày nào cũng như ngày nào chị bận luôn tay luôn chân. Lợn khoẻ còn đỡ, nó mà bỏ ăn mặt chị lại rầu rĩ cầm tiền đi mời bác sĩ thú y đến khám và chữa bệnh.

Một lần có người nhắn qua điện thoại cơ quan, chị Hà về nhà ngay chồng ốm. Chị tất tưởi đạp xe ra về. Dựng xe nghe lợn rít, chị ngó vào chuồng thấy máng đã nhẫn thín. Chị đi vào bếp xúc cám cho lợn bỗng nghe tiếng chồng trong nhà.

– Vợ ới là vợ! Quý lợn hơn chồng! Từ đêm nay ra ngủ với lợn luôn được rồi đấy. Chồng ốm trở về chả thèm ngó ngàng gì, có ai như vợ tôi không? Nằm ốm từ sáng chả được lời thăm hỏi, khổ không?

Len lén của một kẻ có tội chị đi lại bên chồng, lấy tay đặt lên trán.

– Cô làm gì thế này? Sao lại đặt bàn tay chua loét cám lợn lên tôi thế! Sao số tôi khổ vậy?

– Em xin lỗi! Anh sốt cao quá! Đợi em rửa tay lấy thuốc hạ sốt cho anh.

Nói rồi chị vào bếp dùng xà phòng rửa thật kỹ hai bàn tay, cho lên mũi ngửi kiểm tra rồi mới dám lấy khăn dấp nước lạnh đắp lên trán cho chồng. Chị lục trong hòm thuốc lấy thuốc giảm sốt, rót chén nước ấm nựng chồng:

– Anh yêu! Nào ngồi dậy uống thuốc cho khỏi bệnh em ở nhà với anh luôn!

Cho chồng uống thuốc xong, chị lấy ghế ngồi bên bên giường áy náy. Anh trách mình là đúng. Đáng lẽ trở về phải vào thăm chồng thì lại ngó lợn trước. Mình chẳng phải là người vợ hiền thục, lỡ chồng có bề gì thì lợn còn ích chi. Thấy chồng đã dịu bớt cơn sốt chị mới vào bếp nấu cho anh nồi cháo rồi lật đật ra chợ mua nắm lá tía tô, ít hành lá đợi chồng tỉnh. Lo cho chồng xong mọi việc chị mới dám tiếp tục chăm lo đến lũ lợn đang rít vì chồng ốm chưa cho chúng ăn.

Chồng ốm, giờ mọi việc đều trông vào đôi tay mềm yếu nhỏ nhắn của người phụ nữ. Bao việc phía trước: đạp xe đón con về từ nhà trẻ, cơm nước, tắm rửa cho con, cho lợn lại còn đi chắt nước gạo, ra chợ mua cám… Không nghĩ đến thì thôi, càng nghĩ chị càng thấy chóng mặt. Thì ra phải một mình cáng đáng mọi việc trong nhà chị thấm thía.

Chồng ốm không người đỡ đần khổ vậy. Chị càng thương chồng, càng quý chồng hơn bao giờ hết. Chị thề với lòng mình từ nay sẽ hết lòng với chồng! Lợn hay tiền đều là phù phiếm!

Nguồn Tin:

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *