Làm mai
Ngày xưa đặc biệt là ở các làng quê, chuyện dựng vợ gả chồng phần lớn dựa vào người thân quen giới thiệu. Người làm mai thường là người trong làng, họ biết cả hai bên gia đình, thấy có trai gái vừa tuổi cập kê lại“xứng đôi vừa lứa” thì đứng ra dạm hỏi. Việc này không phải một nghề, cũng chẳng có tiền công chính thức, nhiều khi chỉ được vài đồng gọi là “tiền uống nước”, mà nhà nghèo quá thì cũng chẳng có gì ngoài lời cảm ơn miệng.
Thoáng nghe thì đơn giản, nhưng thật ra làm mai là việc cực kỳ rủi ro. Nếu hai người lấy nhau, đôi bên thuận hòa, nên duyên vợ chồng thì coi như không ai nhớ đến người làm mai. Nhưng nếu lỡ trục trặc, vợ chồng lầy về không hòa thuận, cãi nhau, ly hôn, hay gia đình bất đồng – thì người bị nhắc đến đầu tiên chính là người đứng ra giới thiệu. Có khi bị chửi oan, bị xem là “đẩy người ta vào chỗ khổ”, thậm chí mất cả tình nghĩa với đôi bên.
Tóm lại, làm mai là việc tốn lời nhưng chẳng ai ghi công, chẳng có tiền, lỡ có chuyện thì dễ mang tiếng suốt đời.

Lãnh nợ
Cái ngu thứ hai chính là lãnh nợ. Chính là người đi làm trung gian giữa hai người vay nợ nhau. Cuối cùng chính bạn tự rước họa vào bản thân mình.
Chuyện vay nợ muôn đời từ xưa đến may vốn là một việc hết sức nhạy cảm. Nhiều khi gặp phải kẻ xấu tính, nợ không muốn trả thì rất phiền hà. Người đòi nợ đòi mãi không được thì họ oán bạn, do bạn giới thiệu mà họ mất tiền, mà người vay nợ bị đòi riết quá thì lại trách bạn sao không nói giúp cho họ. Lúc này bạn giúp bên này thì mất lòng bên kia, mà không giúp ai cả thì mất lòng cả hai
Vì đồng tiền, bạn bè không còn là bạn bè, anh em chẳng còn là anh em, chính bởi thế nên tránh những việc gì liên quan tới tiền bạc.
Cầm chầu
Việc cầm chầu là một hoạt động đặc trưng trong ca trù hoặc hát ả đào, khi người thính giả được tham gia một cách trực tiếp vào canh hát. Tức là ngồi trước cái trống chầu, đánh trống để khen chê đào kép trong đêm hát bội, một thú chơi tốn tiền.
Người cầm chầu xưa không phải là thành viên trong đoàn hát mà là người nghe nhưng họ hiểu biết về lĩnh vực này do làng chọn. Anh ta tham gia canh hát với tư cách một thính giả đặc biệt, sử dụng trống để chấm câu sau mỗi câu hát, khổ đàn, và cũng để khen, chê ca nương, kép đàn.
Nghe thì tưởng việc này bình thường, nhưng thực tế lại dễ bị ghét. Vì nếu bạn khen thì ai cũng thích, nhưng khi bạn chê người khác hát không hay thì rõ ràng bạn sẽ bị người khác thái độ và khó chịu.

Gác cu
Thời xưa và thời nay thì ”gác cu” chính là một trong những thú vui đồng ruộng của người dân. Nghĩa của từ ”gác cu” chính là thú vui bẫy và chơi chim cu. Khi đi bẫy chim cu thì cần hao tốn nhiều công sức, người “gác cu” sẽ chọn, nuôi và thuần dưỡng được 1 con chim mồi của mình để làm mồi bẫy con chim khác. Đây là một việc tiêu tốn nhiều thời gian, tiền của, vô cùng tỉ mỉ.
Những ”gác cu” không phải là cái ngu lớn, mà lý do chính là nếu không ẩn thận thì con chim mồi sẽ sổ lồng và bay mất mà không hề nhìn lại để nhớ lại cái công của người chăm sóc nuôi dưỡng nó. Vì cái tính vô ơn, bạc nghĩa của chim cu khiến người nuôi bị mang tiếng là “ngu”.
Cái ngu nào là lớn nhất?
Trong 4 cái ngu kể trên, theo dân gian, làm mai được xếp lên đầu, được xem là cái ngu dại lớn nhất. Có nghĩa là người nào làm việc này thì sớm rước họa. Muốn sống yên ổn, tốt nhất cứ tránh cho xa.