Về già, cha mẹ thông thái không nói 3 câu này, càng nói càng mất phúc, con cháu không muốn gần

Tuổi già là giai đoạn con người cần sự quan tâm, yêu thương và thấu hiểu nhiều hơn bao giờ hết. Thế nhưng, có một thực tế đau lòng là không ít người cao tuổi lại trở nên khó tính, hay càm ràm, thường xuyên thốt ra những lời nói vô tình làm tổn thương con cháu. Nếu cha mẹ già thường xuyên nói 3 câu sau đây, rất dễ khiến gia đình rơi vào không khí u ám, các mối quan hệ trở nên xa cách, con cháu dần dần cảm thấy chán nản, không còn muốn gần gũi.

1. Những câu than thở, điển hình “Tôi sống cũng chẳng còn được bao lâu nữa”

Câu nói này tưởng chừng như chỉ là lời than thở, nhưng lại mang năng lượng tiêu cực rất lớn. Khi cha mẹ già hay nói: “Tôi già rồi, sống chẳng còn được bao lâu”, con cháu sẽ cảm thấy nặng nề, áy náy, thậm chí là áp lực.

Ở một khía cạnh khác, câu nói này như thể đang đặt gánh nặng trách nhiệm và cảm giác tội lỗi lên vai con cái. Dù có hiếu thảo đến đâu, nghe mãi những lời bi quan như vậy cũng khiến tâm lý con cháu mệt mỏi, dần dà họ sẽ chọn cách im lặng, ít tiếp xúc hoặc tránh mặt để không phải nghe đi nghe lại.

Thay vì than thở, cha mẹ tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ là mang niềm vui cho mình và tạo phúc cho con cháu
Thay vì than thở, cha mẹ tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ là mang niềm vui cho mình và tạo phúc cho con cháu

Người già nên hiểu rằng, lời nói có sức mạnh nuôi dưỡng tình thân. Thay vì nhấn mạnh vào cái chết hay sự chán sống, hãy cố gắng truyền tải tinh thần tích cực, sống khỏe, sống vui – điều đó không chỉ tốt cho chính bản thân mình mà còn khiến con cháu an tâm, yêu thương và muốn ở gần hơn.

2. Những lời trách móc tủi phận như “Con cái bây giờ chỉ biết lo cho bản thân, chẳng ai thương cha mẹ nữa”

Câu nói này nghe qua như một lời trách móc, nhưng thực chất mang tính sát thương rất cao. Trong nhiều gia đình, cha mẹ thường cảm thấy cô đơn, hụt hẫng khi con cái bận rộn với công việc, cuộc sống riêng. Nhưng thay vì góp ý nhẹ nhàng, nhiều người lại hay dùng lời than vãn, dằn vặt như: “Các con chẳng còn thương ba mẹ”, “Ngày xưa ba mẹ cực khổ vì con, giờ con không thèm đoái hoài”…

Những câu nói này khiến con cháu cảm thấy bị phủ nhận toàn bộ những nỗ lực, sự quan tâm mà họ đã và đang dành cho cha mẹ. Hơn thế nữa, lời nói này khiến họ bị tổn thương lòng tự trọng, có cảm giác mọi điều mình làm đều là vô nghĩa.

Lời trách móc chỉ bóp nghẹt thêm không khí gia đình, nhiều cha mẹ vất vả vẫn không oán trách con
Lời trách móc chỉ bóp nghẹt thêm không khí gia đình, nhiều cha mẹ vất vả vẫn không oán trách con

Thay vì than trách, cha mẹ hãy học cách chia sẻ nhu cầu một cách chân thành và mềm mỏng: “Mẹ nhớ con”, “Lâu rồi không thấy cháu về chơi, mẹ mong quá”… Những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành sẽ khiến con cháu cảm nhận được tình yêu, từ đó tự khắc muốn về nhà, muốn gần gũi và chăm sóc cha mẹ nhiều hơn.

3. Những lời chỉ trích thế hệ như ‘Ngày xưa ông bà dạy thế, thời nay các con làm sai hết rồi”

Sự khác biệt giữa các thế hệ là điều không thể tránh khỏi. Người già thường có xu hướng giữ khư khư quan điểm cũ và cho rằng những gì mình biết, mình từng trải mới là đúng. Họ dễ đưa ra những nhận xét, phê phán cách sống, cách nuôi dạy con của thế hệ trẻ mà không đặt mình vào vị trí người trong cuộc.

Khi cha mẹ lớn tuổi liên tục so sánh, chỉ trích con cháu vì không làm theo ý mình – nào là “không biết dạy con”, “không biết lo toan”, “toàn làm ngược lại truyền thống”… thì chính là đang tự tạo ra khoảng cách trong chính gia đình.

Thế hệ khác nhau về quan niệm cách sống nên cha mẹ già chớ xem kinh nghiệm mình là đúng là tối thượng thì không khí sẽ vui vẻ
Thế hệ khác nhau về quan niệm cách sống nên cha mẹ già chớ xem kinh nghiệm mình là đúng là tối thượng thì không khí sẽ vui vẻ

Người trẻ cần sự lắng nghe và được tôn trọng. Người lớn tuổi cần sự kết nối và thấu hiểu. Nếu cứ khăng khăng giữ quan điểm “ngày xưa đúng, bây giờ sai”, rất dễ khiến gia đình mất đi sự hòa hợp, không khí chung trở nên nặng nề, lạnh nhạt.

Người già khôn ngoan là người biết linh hoạt, biết chọn lúc nói, lúc im lặng, lúc gợi ý và lúc khuyến khích. Cách hành xử này không chỉ giúp duy trì không khí ấm cúng mà còn giúp con cháu thấy được sự tôn trọng và trưởng thành hơn trong cách sống.

Cha mẹ thông thái sẽ hiểu: Lời nói có thể hàn gắn – cũng có thể làm rạn nứt

Ở tuổi xế chiều, điều cha mẹ mong muốn nhất không phải là vật chất mà là tình cảm, sự quan tâm của con cháu. Tuy nhiên, nếu không biết cách giao tiếp, vô tình những lời nói của cha mẹ lại khiến con cháu cảm thấy ngột ngạt, bị tổn thương.

Ba câu nói trên là những ví dụ điển hình của thói quen than vãn, trách móc hay bảo thủ – mà nếu lặp lại nhiều lần sẽ khiến gia đình mất đi sự yên ấm. Thay vì gieo rắc sự bi quan, hãy học cách truyền năng lượng tích cực, mở lòng và tin tưởng thế hệ sau.

Gia đình chỉ thật sự hạnh phúc khi mọi thành viên đều cảm thấy được yêu thương, được tôn trọng và được là chính mình. Cha mẹ già nói lời ấm áp, con cháu tự khắc muốn về gần.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *