Xóa bỏ sớm 5 “điểm mù”, tôi bước qua tuổi trung niên không dư dả tiền bạc nhưng thấy chẳng một ai bằng mình

Xóa bỏ sớm 5 "điểm mù", tôi bước qua tuổi trung niên không dư dả tiền bạc nhưng thấy chẳng một ai bằng mình- Ảnh 1.

*Bài viết của tác giả Trương Lệ Hoa trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

“Cần chuẩn bị những gì để cuộc sống về hưu được thoải mái” – là chủ đề được nhắc nhiều trên các hội nhóm. Tôi nhận thấy nhiều người cho rằng càng tiết kiệm nhiều càng tốt, hay cố gắng sống cùng con cháu. Như vậy mới có cảm giác an toàn khi đối mặt với những rủi ro, đặc biệt là về sức khoẻ.

Nhưng tôi có suy nghĩ khác. Tôi là Trương Lệ Hoa (63 tuổi), sống trong một căn hộ nhỏ xinh ở Thượng Hải. Tôi có mức lương hưu khiêm tốn – chỉ khoảng 1.500 NDT (5,2 triệu đồng). Nhưng tôi vẫn vui và hạnh phúc với cuộc sống đó. Sau khi về hưu, tôi sống cuộc đời tự do tự tại, không cần phụ thuộc vào con cháu. Nhiều người còn thấy tôi sống vui vẻ hơn cả những lúc đi làm thời trẻ.

Nhưng hành trình đến với cuộc sống đó không dễ. Tôi từng là nhân viên kế toán trong một doanh nghiệp nhà nước, từng có nhiều năm bị cuốn theo lối sống cũ kĩ và mệt mỏi. Nhưng khi bỏ được 5 lối suy nghĩ này, tôi thấy cuộc đời dễ thở và tự do hơn nhiều.

Xóa bỏ sớm 5 "điểm mù", tôi bước qua tuổi trung niên không dư dả tiền bạc nhưng thấy chẳng một ai bằng mình- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

1. Chạy theo thể diện

Hồi trẻ tuổi, tôi bị ám ảnh bởi việc phải “giữ mặt mũi”. Một lần đi đám cưới con của bạn thân, thấy mọi người đeo vàng lấp lánh, tôi quê với chiếc vòng bạc xỉn màu. Thế là vay 15.000 NDT (khoảng 53 triệu đồng) mua một bộ vàng, đeo đúng một buổi rồi cất tủ vì… sợ mất. Đùng một cái, con trai tôi cần đóng học phí đại học. Tôi phải bán vội bộ vàng, lỗ gần nửa.

Tôi chạnh lòng khi nhớ lại: Tivi sang để “bằng hàng xóm”, tiệc sinh nhật chỉ vì sợ bị nói “kém sang”. Mua chiếc túi hiệu đeo được vài lần rồi cất tủ, lúc bán lại thì lỗ gần một nửa. Mà tôi có dám dùng chiếc túi đỏ thoải mái đâu, không dám để nhiều đồ bên trong, chỉ dám xài 1-2 lần/tuần. Mua túi để phục vụ mình mà như mình phục vụ cho chiếc túi. Tất cả chỉ để người ta nhìn.

Xóa bỏ sớm 5 "điểm mù", tôi bước qua tuổi trung niên không dư dả tiền bạc nhưng thấy chẳng một ai bằng mình- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Tôi quyết bỏ thói quen chạy theo những gì người khác kì vọng, hay muốn thể hiện với người khác. Thay vì mua đồ đắt tiền, tôi gửi 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) mỗi tháng vào tài khoản tiết kiệm. Giờ tôi mặc chiếc áo cũ nhưng thoải mái xách túi vải đi chợ, nhưng thấy nhẹ cả người. Ai muốn nói gì thì nói, tôi sống cho mình trước đã.

Thử bỏ một món đồ xa xỉ, như túi xách hay điện thoại xịn, rồi để dành tiền học một khóa kỹ năng hoặc đầu tư nhỏ. Khi bạn không chạy theo ánh mắt người đời, bạn sẽ thấy tự tin hơn, như vừa trút được gánh nặng trĩu. Sẽ khó đó! Nhưng bỏ thói quen này xong bạn thấy bạn chỉ sống cuộc đời cho mình thôi. Đừng để mấy lời xì xào ngoài kia quyết định bạn sống thế nào.

2. Đuổi theo mục tiêu xa vời

Tôi từng nghĩ hạnh phúc chỉ đến khi có căn hộ to, con trai làm giám đốc, tài khoản triệu tệ. Năm 30-40 tuổi, tôi cày thêm giờ, tiết kiệm từng đồng, nhưng mỗi tối về chỉ muốn ngủ quên đi mệt mỏi. Tôi bỏ qua mấy buổi họp phụ huynh, quên mất lần cuối ăn cơm với con là khi nào. Nhiều lần con trách móc “cả tuần chẳng thấy mặt mẹ đâu”.

Một hôm, tôi đi ngang công viên, thấy mấy bác lớn tuổi nhảy quảng trường. Tôi tò mò tham gia, dù nhảy lọng cọng, suýt vấp. Một bác gái tóc bạc cười: “Nhảy cho vui, ai nhìn đâu mà lo!”. Tôi nhận ra hạnh phúc đến từ những điều nhỏ. Từ đó, tôi dành tối thứ Bảy nhảy, sáng Chủ nhật nấu súp cho con, dẫn con đi chơi và từ chối làm thêm giờ vào những ngày con có sự kiện đặc biệt. Lần đầu con khen súp ngon, tôi vui hơn cả lúc được thưởng.

Xóa bỏ sớm 5 "điểm mù", tôi bước qua tuổi trung niên không dư dả tiền bạc nhưng thấy chẳng một ai bằng mình- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Tôi cũng đặt mục tiêu nhỏ: Tiết kiệm tiền trong một năm, học làm bánh, đưa con đi du lịch 1-2 chuyến… Có những mục tiêu tài chính tôi vẫn chưa đạt được, nhưng tôi thấy cuộc đời đáng sống hơn nhiều!

Hạnh phúc không phải đợi đến ngày bạn “đủ giàu”. Thử làm một việc nhỏ, như nấu món mới hoặc đi dạo công viên, bạn sẽ thấy đời đáng sống ngay bây giờ. Một buổi đi chơi cùng con, một đĩa bánh tự làm, hay một lần đi xem phim… đủ khiến bạn cười cả ngày. Đừng treo niềm vui ở đâu xa, cứ tận hưởng những thứ bình dị trước mắt.

3. So đo với người khác

Tôi từng bị cuốn vào vòng xoáy so sánh. Thấy bạn thân khoe con gái du học Mỹ, tôi lo mình không cho con trai được tương lai xịn. Nghe hàng xóm kể mua căn hộ thứ hai, tôi tự trách sao mình vẫn ở khu nhà cũ. Càng so sánh, tôi càng thấy mình thua.

Một lần đi chợ, tôi gặp một bà cụ bán đậu phụ. Bà kể con trai bà làm công nhân, lương ít, nhưng mỗi tối cả nhà quây quần nấu lẩu, cười nói rôm rả. Bà bảo: “Đủ ăn là vui rồi”.

Tôi giật mình. Tôi có con trai khỏe mạnh, căn hộ nhỏ nhưng ấm, sao cứ nhìn lên mãi? Tôi bắt đầu ghi nhật ký, viết lại những gì mình làm được: Trả hết nợ nhà, dành thời gian cho con mỗi ngày, có khoản tiền tiết kiệm cho tuổi về già. Tôi học cách cảm ơn những thứ nhỏ trong cuộc sống.

Lúc ấy, tôi biết mình đã đủ. So sánh chỉ làm bạn quên mất những gì mình đang có. Thử viết ra 3 điều bạn tự hào, dù nhỏ, như nấu món ngon hay giúp một người bạn. Khi bạn nhìn lại hành trình của mình, bạn sẽ thấy mình chẳng thua ai. Một bữa cơm nhà, một góc ban công xanh, đủ để nhắc bạn rằng đời bạn đáng quý. Đừng để mấy cái “nhà to, xe xịn” của người khác làm lu mờ niềm vui của mình, cứ tập trung sống tốt đời mình là đủ hạnh phúc rồi.

Xóa bỏ sớm 5 "điểm mù", tôi bước qua tuổi trung niên không dư dả tiền bạc nhưng thấy chẳng một ai bằng mình- Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ.

4. Giữ quá nhiều thứ vô nghĩa

Nhà tôi từng như cái kho: Tủ đầy áo dài chỉ mặc một lần, bếp chất máy ép trái cây, nồi chiên không dầu mua vì “giảm giá”. Một lần, tôi tìm mãi không thấy giấy tờ quan trọng vì nhà quá bừa. Tôi mất cả ngày dọn dẹp, nhận ra mình đã lãng phí bao nhiêu tiền cho những thứ vô ích.

Tôi quyết sống tối giản. Tôi lọc tủ, giữ những bộ áo chất lượng, tặng phần còn lại cho hội từ thiện. Tôi bán tivi ít dùng, mua một ghế mây để ngồi đọc sách. Tôi dừng mua đồ rẻ, như đôi giày hỏng sau vài tháng, mà đầu tư vào thứ bền vững…

Sống ít đi, tôi thấy mình giàu hơn. Thử dọn một góc nhà, bỏ đi vài món đồ không cần, bạn sẽ thấy hoá ra mình không cần chi tiêu nhiều như mình nghĩ. Khi bạn tập trung vào thứ thật sự quan trọng, như một sở thích mới hay một buổi sáng yên tĩnh, bạn sẽ có không gian cho niềm vui.

5. Sống phụ thuộc vào con cháu

Nhiều người nghĩ con cháu là chỗ dựa tuổi già, nhưng tôi thì không. Tôi thấy bạn bè trông chờ con chu cấp, rồi buồn khi con bận, con không có thời gian quan tâm bên mình. Tôi biết niềm vui tuổi già là vui vầy bên con cháu – nhưng chính tôi cũng có thể vui được cho mình.

Xóa bỏ sớm 5 "điểm mù", tôi bước qua tuổi trung niên không dư dả tiền bạc nhưng thấy chẳng một ai bằng mình- Ảnh 6.

Ảnh minh hoạ

Khi con trai đề nghị tôi về ở cùng để chăm cháu, tôi cười: “Mẹ muốn sống đời mẹ, con lo gia đình con”. Tôi vẫn yêu cháu, nhưng không muốn thành gánh nặng. Năm ngoái, tôi tự mua vé đi du lịch, tự trồng cây và nuôi hoa, thỉnh thoảng làm bánh và qua nhà các con…

Tuổi già không có nghĩa là phải dựa vào ai. Thử học một sở thích mới, như vẽ hay làm đồ thủ công, và để dành một khoản tiền nhỏ mỗi tháng. Khi bạn tự lo cho mình – tài chính, sức khỏe, tinh thần – bạn sẽ sống tự tin, không cần ai phải “cứu”. Một chiếc khăn thêu, một buổi sáng tập thể dục, hay một chuyến đi tự túc, đủ để bạn thấy mình vẫn sống tốt.

Xóa 5 thói quen này, tôi không chỉ dư dả tiền bạc, mà còn tìm được cuộc sống bình yên đúng nghĩa. Tôi thấy biết ơn tuổi về hưu giúp tôi nhận ra được nhiều điều – tôi biết mình thực sự cần gì trong cuộc sống, thay vì chạy theo những mục tiêu ngoài kia. Có thể nhiều người thấy tôi sống quá độc lập, không dựa vào con cháu. Nhưng tôi thấy mình “biết đủ” và cảm thấy vui mỗi ngày. Chúc chúng ta đều tìm được bình an trong lòng mình!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *